Vì sao người Việt thích dùng cà phê robusta ?
Cà phê là một loại nông sản của ngành nông nghiệp trụ cột trong việc xuất khẩu của Việt Nam. Theo Chinhphu.vn thì cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu sang các nước khác. Cà phê là văn hóa và là thức uống ưa chuộng của người Việt Nam, cà phê rất đa dạng và mỗi loại hạt cà phê mang đặc điểm khác nhau. Dưới đây là 5 loại được người Việt ưa chuộng.
Cà phê Robusta
Cà phê Robusta được trồng chủ yếu ở vùng thổ nhưỡng Tây Nguyên Việt Nam – đặc biệt là vùng đất bazan (Gia lai, Đắk Lắk) với độ cao dưới 900m. Cà phê Robusta thì có hình dạng hơi nhỏ, tròn, ít thơm hơn, đắng gắt nhưng hậu vị của Robusta cực kỳ ngọt. Nghĩa là khi pha cà phê Robusta uống, khi uống sẽ đắng nhưng sau khi uống sẽ cảm được vị ngọt thanh khi chế biến. Màu cà phê đen đậm nhất so với các loại khác.
Cà phê Arabica
Cà phê Arabica là loại cà phê có tính thích nghi khó. Arabica có hình dáng hạt hơi dài, được trồng chủ yếu tại Cầu Đất, Lâm Đồng, thích nghi với độ cao từ 700 mét trở lên so với mực nước biển, nhưng tiêu chuẩn nhất phải từ 1300 – 1500 mét. Cà phê Arabica của Cầu Đất, Lâm Đồng, Việt Nam gồm 2 loại chính là Catimor và Moka. Cà phê Moka có hương thơm nhẹ, vị hơi nhạt. Cà phê Catimor có mùi thơm nồng, vị hơi chua nhẹ.
Cà phê Culi
Cà phê culi của Việt Nam có hình dáng hạt tròn to, bóng dầu, và đặc biệt so với các loại cà phê khác là Culi nó chỉ có một hạt duy nhất trong một trái thường được gọi là cà phê Bi. Cà phê culi có vị đắng ngắt, hương thơm dài, hàm lượng cafeine cao, nước màu đen đặc.
Cà phê Cherry
Cà phê Cherry là loại hạt cà phê được trồng ở vùng Cao Nguyên nước ta và đặc điểm của loại hạt này là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao. Cà phê Cherry có hai loại chính là Liberica và Exelsa, hạt cà phê có màu vàng cánh gián, sáng bóng, mùi hương dịu dàng khi pha và có vị chua nhẹ, thích hợp với phương pháp chế biến ColdBrew.
Cà phê Moka
Cà phê Moka là một loại cà phê khó thích nghi và cực kỳ khó trồng nhất tại Việt Nam, vì khả năng chống lại sâu bệnh thấp, quy trình chăm sóc phải đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn. Loại này thường được trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Do quy trình trồng trọt khó khăn nên Moka là loại hạt cà phê được nhiều người sành cà phê tìm kiếm, và là cà phê hiếm, giá thành đắt hơn các loại khác. Người sành về cà phê thường thưởng thức cùng gia đình, bạn bè về loại hạt này.
Về cà phê robusta
Cà phê Robusta còn được người địa phương gọi là cà phê vối và là loại cà phê ưa thích của người Việt Nam, bởi vị đắng đặc trưng. Loại Robusta này đối với tinh thần giúp cho người uống thấy tập trung, tinh thần phấn chấn. Đây là một loại cà phê thuần với vị đắng gắt. Nó có nguồn gốc từ phía Tây châu Phi. Và người Việt thường ưa chuộng những đặc tính mà Robusta có. Xem thêm
Đặc điểm về vị trí địa lý
Robusta thông thường được trồng ở độ cao từ 800m trở lên, với khí hậu nhiệt đới nhiệt độ phù hợp từ 18 – 33 độ C, trồng nhiều nhất ở Việt Nam. Đặc biệt là vùng ĐakLak, Lâm Đồng.
Hạt cà phê có hình dạng
Hạt Robusta thì có hình tròn, nhỏ, dẹp và chính giữa là rãnh sâu và thẳng.
Màu sắc
Hạt Robusta có màu nâu đậm, do người rang quyết định về hương vị của nó.
Hương vị
Hàm lượng cafeine từ 1.7 -3.3%, nên hương vị rất đắng, đậm và khá mạnh, ngoài việc giữ tinh thần tập trung, còn có thể tăng nhịp tim, tăng huyết áp nếu chúng ta sử dụng nhiều lần trong ngày. Robusta có đặc tính là vị đắng gắt, ít thơm nhưng hậu vị ngọt thanh.
Cách sản xuất
Hạt cà phê sau khi thu hoạch sẽ được rang ở nhiệt độ cao từ 15-20 phút để hạt nở bung từ bên trong lõi, như vậy sẽ có vị ngon hơn.
Đặc điểm của cafe Robusta
Cà phê Robusta có mùi hơi gắt. Màu hạt đậm, khi pha nước cà phê cũng có màu đen sánh. Thơm nhẹ, mạnh mẽ, đắng gắt, cafein cao. Đó là lý do Robusta chiếm được sự yêu thích của người dùng Việt. Chiếm 80 – 100% thành phần trong một ly cà phê nguyên chất.
Điều kiện trồng trọt sinh trưởng
Cây cà phê Robusta có thân hình nhỏ, giống cây vối nên thường được người địa phương gọi là cà phê vối. Rễ cây phát triển mạnh, hạt tròn. Cà phê được trồng ở Dak Lak và Lâm Đồng là chủ yếu. Điều kiện để trồng và sinh trưởng cũng dễ dàng hơn so với các loại khác, nên Việt Nam đứng đầu về tiêu thụ và xuất khẩu loại cà phê này.
Về hàm lượng cafein
Hàm lượng cafein ở Robusta rất cao, chiếm tỷ lệ 2.5%. Ở hạt cà phê Arabica, hàm lượng này chỉ khoảng từ 0.9 – 1.8%, trong khi đó lại có đến hơn 50% chất béo, gấp đôi so với Robusta. Từ sự khác biệt này đã tạo nên những khác biệt về hương vị của 2 loại cà phê Việt Nam.